Ghi sâu lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người khởi xướng, phát động các phong trào thi đua yêu nước, coi đó là một bộ phận quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước mà Người còn là tấm gương mẫu mực trong những phong trào thi đua. “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” nói riêng và tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung về thi đua yêu nước có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, có sức sống mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước.

Thi đua ái quốc nhằm đem lại hạnh phúc cho nhân dân

Ngay sau thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” động viên đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống yêu nước, thực hiện những nhiệm vụ cấp bách chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, góp của, góp công vào sự nghiệp kiến thiết và bảo vệ đất nước. Người nhấn mạnh: “Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sỹ, nông, công, thương, binh, bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già trẻ, trai gái, bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận, quân sự, kinh tế, chính trị , văn hoá”.

Ghi sâu lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các điển hình tiên tiến tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III năm 1962 (ảnh tư liệu)

Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ lợi ích của nhân dân, đem lại ấm no, hạnh phúc và độc lập tự do cho dân, đó là niềm khát vọng lớn nhất của mỗi người dân Việt Nam. Vì thế, phong trào thi đua đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng và đã tạo ra động lực tinh thần, một khí thế cách mạng mới trong xã hội, với nhiều phong trào cụ thể: tăng gia sản xuất và tiết kiệm, giết giặc lập công, Ba đảm đang, Ba sẵn sàng, Năm xung phong… Nhiều cá nhân điển hình trong mọi tầng lớp, ở mọi lứa tuổi, từ các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên, nhi đồng; từ công, nông, binh đến nhân viên chính phủ đã xuất hiện. Nhờ đó đã đưa nước ta từng bước vượt qua những khó khăn trước mắt, nạn đói, nạn dốt dần được đẩy lùi, bước đầu đảm bảo những điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho kháng chiến.

Những người thi đua là những người yêu nước nhất

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những yêu nước nhất”. Quan điểm thi đua là yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên nền tảng truyền thống của lịch sử văn hoá dân tộc Việt Nam, đó là lòng yêu nước, ý chí quật cường của con người Việt Nam. Người đã lấy thi đua làm động lực phát huy lòng yêu nước, qua phong trào thi đua bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước thể hiện bằng những hành động cụ thể trong lao động sản xuất và chiến đấu. Ngược lại, lấy lòng yêu nước thúc đẩy phong trào thi đua. Quan điểm ấy chính là động lực to lớn làm cho phong trào thi đua yêu nước có sức mạnh tinh thần vô cùng mạnh mẽ, tồn tại lâu dài, phát triển không ngừng, gắn liền với sự phát triển của dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước không chỉ thể hiện qua những lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người, mà nó còn được thể hiện ở sự quan tâm sâu sát của Người đến phong trào thi đua yêu nước, với mong muốn phong trào phải đi sâu vào thực tiễn của đời sống và biến nó thành những hành động cụ thể. Người nhấn mạnh: Muốn thực hiện tốt và hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, thì phải có phương hướng đúng và vững, nghĩa là phải nâng cao lòng yêu nước và giác ngộ chính trị của mọi người. Phải có kế hoạch tỉ mỉ, kế hoạch ấy phải do từng đơn vị nhỏ, từng gia đình, từng cá nhân bàn bạc kỹ, hiểu biết thấu, vui vẻ làm, nội dung của kế hoạch phải thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phải hướng phong trào đi vào thực chất, tránh hình thức và bệnh thành tích, sao cho những cá nhân điển hình xuất sắc được tuyên dương không chỉ là những người đại diện xứng đáng, tiêu biểu, tiên phong trong sản xuất và chiến đấu, mà còn là tấm gương về đạo đức cách mạng.

Ghi sâu lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện tại Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ IV) diễn ra tại Hà Nội (ảnh tư liệu)

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của từng thời kỳ. Người cũng chủ trương đa dạng các hình thức thi đua khen thưởng nhằm biểu dương và nhân rộng nhiều hơn nữa những tấm gương điển hình. Bên cạnh hình thức tuyên dương anh hùng, chiến sĩ thi đua, Người còn đề xuất hình thức tuyên dương gương người tốt việc tốt, để những việc bình thường nhưng ích nước lợi dân được trân trọng và nhân rộng trong xã hội.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Cả nước đang trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), bên cạnh những thuận lợi, đất nước đang đứng trước nhiều thử thách, khó khăn, đòi hỏi phải phát huy cao độ lòng yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc trong mỗi người Việt Nam. Vì vậy, việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh càng cần được nhận thức đầy đủ, nhân rộng và thực hiện một cách hiệu quả hơn.

Ngày 4/3/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/6 hàng năm là “Ngày Truyền thống thi đua yêu nước”. Ngày 15/5/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tấm gương của Người, trên khắp đất nước, trong các ngành, các giới, các tổ chức chính trị - xã hội đã và đang dấy lên các phong trào thi đua lao động sáng tạo sôi nổi rộng khắp và phát triển mạnh mẽ: phong trào xoá đói giảm nghèo; thanh niên tình nguyện; dạy tốt - học tốt; phong trào vì an ninh tổ quốc; rèn đức luyện tài, con cháu thảo hiền; phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới... Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua, những điển hình tiên tiến trong thời kỳ đổi mới.

Ghi sâu lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”

Các điển hình tiên tiến tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX năm 2015

Có thể khẳng định rằng trải qua hơn 7 thập kỷ, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc và phong trào thi đua yêu nước do Người phát động ngày càng thấm sâu vào đời sống xã hội và có giá trị thực tiễn to lớn. Từ những ngày đầu phát động, được kiểm nghiệm từ thực tiễn của hai cuộc kháng chiến và trong công cuộc đổi mới hiện nay, phong trào thi đua yêu nước đã được sự hưởng ứng và cổ vũ của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra động lực tinh thần vô cùng mạnh mẽ vượt qua những thời điểm khó khăn của đất nước, thúc đẩy sự phát triển bền vững, xây dựng một xã hội tốt đẹp.

  • Thứ Năm, 08:00 11/06/2020

Tin tiêu điểm

Nữ sinh dân tộc Mường là Thủ khoa đầu vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2023 - viết tiếp ước mơ và chinh phục những điều tưởng như không thể

Nữ sinh dân tộc Mường là Thủ khoa đầu vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2023 - viết tiếp ước mơ và chinh phục những điều tưởng như không thể

Thứ Sáu, 09:50 03/11/2023
Chương trình đặc sắc “Dấu ấn Hà Nam” cho sinh viên Đại học khóa 13

Chương trình đặc sắc “Dấu ấn Hà Nam” cho sinh viên Đại học khóa 13

Thứ Tư, 13:52 08/05/2019

Giải thưởng Giọt hồng - Giải thưởng của lòng nhân ái

Thứ Sáu, 14:43 14/12/2018
Tổng kết hoạt động và trao học bổng Quỹ khuyến học "Nguyễn Thanh Bình" năm học 2017-2018

Tổng kết hoạt động và trao học bổng Quỹ khuyến học "Nguyễn Thanh Bình" năm học 2017-2018

Thứ Sáu, 06:40 30/11/2018
Tưng bừng “Ngày hội Sinh viên yêu thích Tiếng Anh - UNI – COL English Language Championships HaUI” năm 2018

Tưng bừng “Ngày hội Sinh viên yêu thích Tiếng Anh - UNI – COL English Language Championships HaUI” năm 2018

Thứ Ba, 09:32 13/11/2018

Các bài đã đăng

Kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hành trình xây dựng hoài bão, khát khao của Thanh niên Việt Nam (26/3/1931 - 26/3/2024)

Kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hành trình xây dựng hoài bão, khát khao của Thanh niên Việt Nam (26/3/1931 - 26/3/2024)

Thứ Ba, 10:24 26/03/2024
Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (17/3/1913- 17/3/2024)

Kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Chu Huy Mân - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (17/3/1913- 17/3/2024)

Thứ Sáu, 16:14 15/03/2024
Kỷ niệm 45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” (17/02/1979 - 17/02/2024)

Kỷ niệm 45 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” (17/02/1979 - 17/02/2024)

Thứ Bảy, 09:44 17/02/2024
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)

Thứ Bảy, 13:56 03/02/2024
Kỷ niệm 77 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023): Hồi ức tự hào của đất nước Việt Nam

Kỷ niệm 77 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2023): Hồi ức tự hào của đất nước Việt Nam

Thứ Ba, 09:20 19/12/2023

Những lời dạy của Bác Hồ dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam

Thứ Sáu, 15:01 15/05/2020
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, VỊ ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, VỊ ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Thứ Năm, 08:01 14/05/2020

Chào mừng 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Thứ Sáu, 14:15 30/08/2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại trọn đời hy sinh cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân

Thứ Tư, 16:05 15/05/2019

Đồng chí Lê Đức Anh - Vị tướng tài ba, nhà lãnh đạo xuất sắc

Thứ Sáu, 09:58 03/05/2019

Video giới thiệu