Kỷ niệm 131 năm ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố (05/06/1889 – 05/06/2020): Vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Kỷ niệm 131 năm ngày sinh cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, tất cả chúng ta tưởng nhớ đến một chí sĩ mang hết tinh thần hiếu học để làm rạng danh văn hóa nước nhà, một gương sáng đã mang lòng yêu nước để phụng sự Tổ quốc, một người anh hùng dũng cảm trước quân thù và hy sinh oanh liệt cho đất nước!

Kỷ niệm 131 năm ngày sinh cụ Nguyễn Văn Tố (05/06/1889 – 05/06/2019): Vị Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chính phủ VNDCCH năm 1946, hàng đầu, từ trái sáng phải: Cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Huỳnh Thúc Kháng. Ảnh tư liệu.

Cụ Nguyễn Văn Tố (bút hiệu Ứng Hòe) sinh ngày 5/6/1889 trong một gia đình nhà nho, thuộc làng Đông Thành nay là phố Bát Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thân phụ là cụ Nguyễn Văn Thịnh một nhà nho yêu nước, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Kim, quê gốc ở Hà Đông. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Văn Tố đã thể hiện tư chất thông minh và học giỏi. Vốn bản tính thông minh, năm mới lên 4 - 5 tuổi, tự học chữ nho tại nhà, Nguyễn Văn Tố đã đạt ở trình độ Tam tự kinh - bậc khởi đầu của Nho học; rồi sau đó, lần lượt đạt qua các bậc “Nhất trường”, “Nhị trường” và “Tam trường”.

Năm 16 tuổi (1905), Nguyễn Văn Tố đỗ đầu cuộc thi ngạch Phán sự - Thông dịch do Tòa Thống sứ Bắc Kỳ tổ chức, chính thức vào làm việc tại Học viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) của Pháp tại Hà Nội năm 1906 và từng bước thăng tiến, giữ chức Chủ sự dưới quyền giám đốc EFEO cho đến ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.

Từ tháng 3 năm 1907, Nguyễn Văn Tố tham gia giảng sách tại Hội Trí Tri bằng tiếng Pháp, tiếng Việt về các đề tài lịch sử, địa lý, văn học, y khoa, khoa học thủy nông. Vào những năm 1910, Nguyễn Văn Tố đã trở thành một học giả nổi tiếng, có nhiều sáng tạo kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây; tham gia giảng dạy tại Hội Trí Tri và được cử là Trưởng ban biên tập Tập san Trí Tri.

Ngày 16/3/1930, Nguyễn Văn Tố được Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Mỹ thuật Pháp bổ nhiệm là Viên chức Hàn lâm của EFEO.

Năm 1933-1936, Nguyễn Văn Tố được Giám đốc EFEO bổ nhiệm trợ lý hạng 3 và được bầu làm Hội trưởng Hội Trí Tri. Năm 1938, Nguyễn Văn Tố được cử là Hội trưởng Hội truyền bá học chữ Quốc ngữ Bắc Kỳ. Năm 1940, Nguyễn Văn Tố được Triều đình nhà Nguyễn sắc phong là “Trung nghĩa đại phu Quang Lộc Tự Khanh” tương ứng với Tòng Tam phẩm và đến năm 1941 tham gia sáng lập Tạp chí Tri Tân.

Trên cương vị Chủ tịch Hội, cụ Nguyễn Văn Tố tổ chức các hoạt động nhằm xóa nạn mù chữ trong nhân dân, yêu cầu những người đã được dạy cho biết chữ phải cố gắng dạy lại cho một số người thất học khác xung quanh mình. Hội đã có được 17 chi nhánh ở Bắc kỳ với 820 lớp học, 2.903 giáo viên, dạy cho 41.118 người biết đọc, biết viết. ở Trung kỳ đã thành lập được 11 chi nhánh… Nghị quyết của Xứ ủy Bắc Kỳ tháng 8/1938 đã nhận định: thật là một công cuộc phát triển văn hóa quan trọng.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, cụ Nguyễn Văn Tố chủ động bàn với Ban Trị sự quyết định chuyển toàn bộ tổ chức cùng toàn bộ tài sản vật chất của Hội Truyền bá Quốc ngữ sang ngành Bình dân học vụ.

Ngày 27/8/1945, Chính phủ ra tuyên bố nêu rõ: ủy ban Dân tộc Giải phóng đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ, đặng cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà quốc dân giao phó. Cụ Nguyễn Văn Tố được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội của Chính phủ lâm thời trong bối cảnh cấp thiết chống đói, chống dốt cho nhân dân.

ở cương vị Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong khoảng 1 năm (đến 25/8/1946) cụ Tố đã có những đóng góp to lớn vào việc giải phóng nạn đói, nạn dốt, góp phần quan trọng vào việc củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng. Ngay từ ngày 2/11/1945 cụ Tố đã quyết định thành lập Hội Cứu đói, ban đầu ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và sau đó lan mau chóng ra cả nước, vi hành đến các tỉnh Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định… để trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Hội, kêu gọi đồng bào cả nước hưởng ứng phong trào Hũ gạo cứu đói do Bác Hồ phát động. Ngày 31/12/1945 Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố ra Sắc lệnh 63 thành lập Hội Cứu tế Xã hội để hỗ trợ và phối hợp trong việc giải quyết những vấn đề nảy sinh do nạn đói gây ra, tích cực hưởng ứng lời phát động phong trào tăng gia sản xuất của Hồ Chủ tịch.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố cũng đã chủ trương kết hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa cơ quan học vụ của Nhà nước với các đoàn thể Cứu quốc để đưa dân trí đến với hàng triệu đồng bào. Bộ Cứu tế Xã hội đã phối hợp với Nha Bình dân học vụ đào tạo cấp tốc những đoàn cán bộ chuyên trách rồi tung về các địa phương để xây dựng cơ sở, mở cuộc vận động xây dựng Đời sống mới và tiến hành tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân cả nước.

Ngày 6/1/1946, trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), cụ Nguyễn Văn Tố trúng cử đại biểu Quốc hội, là đại biểu của tỉnh Nam Định. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, cụ Nguyễn Văn Tố được bầu là Trưởng ban Thường trực của Quốc hội (tương đương chức danh Chủ tịch Quốc hội hiện nay) và nhanh chóng bắt tay vào việc củng cố Nhà nước, trao quyền cho Chính phủ liên hiệp Kháng chiến do Bác Hồ làm Chủ tịch. Sáng 6/3/1946 cụ Nguyễn Văn Tố tham dự cuộc họp đặc biệt của Hội đồng Chính phủ để nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo về việc ký Hiệp định sơ bộ với Pháp theo các điều kiện đã được thỏa thuận, đó là tiền đề cho cuộc đàm phán Việt-Pháp tại Fontainebleau để ra đời Tạm ước 14/9/1946. Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội Khóa I từ 28-10 đến 9/11/1946, cụ Nguyễn Văn Tố đã trình bày về việc xem xét 98 dự án Sắc lệnh do Chính phủ chuẩn bị. Những đề nghị sửa đổi của Ban Thường trực Quốc hội đã được Chính phủ chấp nhận. Dưới sự chỉ đạo của cụ Nguyễn Văn Tố, Ban Thường trực Quốc hội đã chủ trương các công việc thống nhất quốc gia và đại đoàn kết toàn dân, khẳng định những kết quả mà Chính phủ và Quốc hội đã đạt được trong 8 tháng vừa qua. Quốc hội Khóa I đã thảo luận và thông qua nhiều Nghị quyết về nội trị, ngoại trị, ngoại giao, về việc thành lập Chính phủ mới, về thuế quan, về phát hành giấy bạc… Tuy chỉ trong một thời gian ngắn điều hành Quốc hội (2/3/1946-9/11/1946) cụ Nguyễn Văn Tố đã có những cống hiến lớn lao với dân tộc, với cách mạng.

Với cương vị mới là Bộ trưởng Bộ không Bộ trong Chính phủ do Hồ Chủ tịch thành lập vào ngày 3/11/1946, cụ Tố đã động viên nhân dân nhiều vùng cần tản cư lên các khu vực an toàn. ở tuổi 57 cụ đã hăng hái cùng cơ quan tản cư lên chiến khu Việt Bắc.

Tháng 7/1947 giặc Pháp đổ quân lên Bắc Kạn, chúng đã bắt được cụ Nguyễn Văn Tố. Một tên đội Tây lai đã tưởng nhầm cụ là Hồ Chủ tịch và lập tức đưa cụ đến sở chỉ huy của Pháp. Nhân lúc chúng lơ là, cụ nhanh chóng trốn thoát, nhưng bị địch truy đuổi bắn cụ trọng thương và bắt về lại. Mặc dù bị tra tấn dã man, nhưng Cụ vẫn thể hiện tinh thần kiên trung, bất khuất trước kẻ thù và anh dũng hy sinh.

Trong phiên họp tất niên của Hội đồng Chính phủ chuẩn bị đón Tết Mậu Tý 1948 giữa núi rừng Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã bật khóc khi tưởng nhớ tới cụ Nguyễn Văn Tố và đọc lời điếu thật trân trọng, sâu sắc và cảm động.

Ghi nhận và tri ân sâu sắc công lao, cống hiến to lớn của cụ Nguyễn Văn Tố đối với đất nước, Đảng và Nhà nước đã tổ chức trọng thể truy tặng cụ Nguyễn Văn Tố Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất và cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.

  • Thứ Sáu, 08:00 05/06/2020

Tin tiêu điểm

Nữ sinh dân tộc Mường là Thủ khoa đầu vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2023 - viết tiếp ước mơ và chinh phục những điều tưởng như không thể

Nữ sinh dân tộc Mường là Thủ khoa đầu vào Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2023 - viết tiếp ước mơ và chinh phục những điều tưởng như không thể

Thứ Sáu, 09:50 03/11/2023
Chương trình đặc sắc “Dấu ấn Hà Nam” cho sinh viên Đại học khóa 13

Chương trình đặc sắc “Dấu ấn Hà Nam” cho sinh viên Đại học khóa 13

Thứ Tư, 13:52 08/05/2019

Giải thưởng Giọt hồng - Giải thưởng của lòng nhân ái

Thứ Sáu, 14:43 14/12/2018
Tổng kết hoạt động và trao học bổng Quỹ khuyến học "Nguyễn Thanh Bình" năm học 2017-2018

Tổng kết hoạt động và trao học bổng Quỹ khuyến học "Nguyễn Thanh Bình" năm học 2017-2018

Thứ Sáu, 06:40 30/11/2018
Tưng bừng “Ngày hội Sinh viên yêu thích Tiếng Anh - UNI – COL English Language Championships HaUI” năm 2018

Tưng bừng “Ngày hội Sinh viên yêu thích Tiếng Anh - UNI – COL English Language Championships HaUI” năm 2018

Thứ Ba, 09:32 13/11/2018

Các bài đã đăng

Gặp mặt sinh viên nhân Người khuyết tật Việt Nam 18/4 - Khi khiếm khuyết không còn là rào cản

Gặp mặt sinh viên nhân Người khuyết tật Việt Nam 18/4 - Khi khiếm khuyết không còn là rào cản

Thứ Năm, 15:40 25/04/2024
Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại

Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại

Thứ Sáu, 08:06 12/04/2024
Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thứ Sáu, 16:03 05/04/2024
Học bổng khuyến học Nguyễn Thanh Bình - Biến ước mơ thành hiện thực

Học bổng khuyến học Nguyễn Thanh Bình - Biến ước mơ thành hiện thực

Thứ Năm, 13:46 01/02/2024
Hội nghị Lớp trưởng, Bí thư chi đoàn các lớp năm học 2023-2024 tại cơ sở Hà Nội, Hà Nam

Hội nghị Lớp trưởng, Bí thư chi đoàn các lớp năm học 2023-2024 tại cơ sở Hà Nội, Hà Nam

Thứ Sáu, 17:44 08/12/2023
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và bước ngoặt của cách mạng Việt Nam

Thứ Năm, 09:36 04/06/2020

Đồng chí Hoàng Đình Giong - người chiến sĩ cộng sản trung kiên của cách mạng Việt Nam

Thứ Hai, 08:00 01/06/2020
Kỹ năng phòng tránh và xử lý đuối nước

Kỹ năng phòng tránh và xử lý đuối nước

Thứ Sáu, 16:00 29/05/2020

Chiến dịch Điện Biên Phủ: 56 ngày đêm chấn động địa cầu

Thứ Ba, 08:52 05/05/2020

Những cống hiến vĩ đại cho nhân loại của Karl Marx (Các Mác)

Thứ Hai, 07:53 04/05/2020

Video giới thiệu