Earth Day 2025 - Bảo vệ ngôi nhà chung của nhân loại
Ngày Trái đất (Earth Day) được Liên hợp quốc phát động nhằm vận động toàn dân cùng ý thức và hành động bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu, chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.. Ngày Trái Đất được tài trợ bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970.
Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu tiên vào ngày 21/3/1970 tại Hoa Kỳ, do Thượng nghị sĩ Gaylord Nelson khởi xướng. Từ một phong trào nhỏ ở giảng đường đại học, Earth Day đã lan rộng thành một chiến dịch toàn cầu. Đến nay, sự kiện này thu hút sự tham gia của hơn 190 quốc gia và hàng tỷ người trên toàn thế giới. Ngày Trái Đất là lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng: Mỗi hành động nhỏ trong đời sống hằng ngày – từ tiết kiệm điện, giảm rác thải nhựa, trồng cây xanh đến thay đổi thói quen tiêu dùng – đều có tác động đến hành tinh này.
Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận ngày 22 tháng 4 hàng năm là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day). Điều này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ hành tinh và tài nguyên thiên nhiên. Đây là dịp để cộng đồng toàn cầu cùng nhau hành động và nâng cao nhận thức về các vấn đề môi trường như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên. Các hoạt động trong ngày này thường bao gồm trồng cây xanh, dọn dẹp rác thải, tổ chức hội thảo, triển lãm và các chiến dịch truyền thông nhằm kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường sống.
Hưởng ứng Ngày Trái Đất không chỉ là hoạt động mang tính biểu tượng, mà cần trở thành hành động thường xuyên, từ nhận thức đến thực tiễn. Bắt đầu từ những việc nhỏ – vì không có hành động nào là quá nhỏ để bảo vệ Trái Đất. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống, là trách nhiệm của mỗi người dân toàn cầu. Một số khẩu hiệu được sử dụng nhằm hướng ứng Ngày Trái đất:
- Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.
- Hạn chế sử dụng nhựa dùng một lần.
- Trồng cây, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng cường phân loại, tái chế rác thải.
- Đi lại bằng phương tiện thân thiện với môi trường.
- Chia sẻ, tuyên truyền kiến thức về bảo vệ môi trường.
Thứ Hai, 15:07 21/04/2025
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.